EN VI

PHONG CÁCH NỘI THẤT CÔNG NGHIỆP

Phong cách Industrial là gì?

Không nhiều người rõ nguồn gốc của phong cách thiết kế công nghiệp. Phần lớn cho rằng nó được phát triển vào đầu thế kỷ 20. Trước khi cuộc cải cách công nghiệp lần hai kết thúc, xu hướng dịch chuyển theo hướng toàn cầu hóa. Các nhà máy tại Tây Âu đóng cửa và chuyển xưởng sản xuất tới những quốc gia có chi phí lao động thấp. Do đó, những tòa nhà này bị bỏ hoang.

Tuy nhiên những tòa nhà này hoàn toàn có thể chuyển đổi thành khu dân cư. Qua thời gian, dân số tại các thành phố bành trướng khiến diện tích sinh sống trở nên khan hiếm. Giải pháp hợp lý là chuyển đổi các khu vực công nghiệp quanh thành phố thành khu cư dân.

Thay vì che đi quá khứ của những ngôi nhà này, kiến trúc sư và người dân thường muốn tôn vinh chúng. Tường để trần, sàn thô ráp và cửa sổ kính lớn là những dấu hiệu tiêu biểu còn sót lại từ thời tòa nhà còn là nhà máy. Đây cũng là các yếu tố tràn ngập trong thiết kế nội thất công nghiệp.

Các yếu tố đặc trưng của nội thất theo phong cách công nghiệp

Tường gạch thô

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp không đòi hỏi các tiểu xảo thẩm mỹ cầu kỳ. Chúng phần lớn nhấn mạnh tới cấu trúc nguyên bản, bao gồm các bức tường để trần. Những viên gạch đỏ điểm thêm màu sắc cho nội thất và tạo ra không khí ấm áp, chào đón.

Sàn bê tông hoặc gỗ

Gạch hoa không được phổ biến trong nội thất công nghiệp. Lựa chọn được ưa chuộng hơn là sàn bê tông, nó kết hợp thuần thục với vẻ ngoài dang dở của phong cách này. Bạn có thể chọn nhiều màu sắc cho sàn bê tông. Sàn gỗ cũng là một lựa tốt cho phong cách thiết kế nội thất này.

Trần nhà để hở với dầm và đường ống

Kiểu dáng công nghiệp là một phong cách thiết kế tương đối rẻ vì trần nhà thường được để trần. Cột bê tông, dầm thép và dầm, cũng như các đường ống thông gió không những không được che đi mà còn được nhấn mạnh. Trần thường được sơn màu đen để tạo độ sâu hoặc hoặc bí ẩn.

Cửa sổ thép lớn

Cửa sổ theo phong cách retro hòa hợp với phong cách thiết kế này. Trong thời kỳ công nghiệp trước đây, cửa sổ thường làm bằng thép và có nhiều khung nhỏ. Kích cỡ cửa sổ lớn để hứng được nhiều ánh sáng.

Không gian mở

Nội thất công nghiệp chú trọng vào không gian. Đó là lý do tại sao những căn hộ kiểu loft là hình mẫu lý tưởng. Bạn có thể chia nhỏ không gian bằng bình phong gỗ hoặc tủ.

Đồ nội thất tối màu

Ghế da rất phù hợp với phong cách này, cùng lúc đây cũng là chất liệu tốt. Cần lưu ý không nên sử dụng những màu đậm, chói. Màu xám, trầm là những lựa chọn hợp lý hơn. Đồ nội thất có thể hơi cũ kỹ và hao mòn một chút. Ví dụ như một chiếc bàn cà phê làm bằng gỗ pallet cũ hoặc tủ đựng đồ kim loại cổ điển đã tróc sơn. Sử dụng lại đồ nội thất cũ là một ý tưởng hay để trang trí ngôi nhà theo phong cách công nghiệp.

Tiết chế trong trang trí

Trong loại nhà này, các chi tiết trang trí thường được giảm xuống tới mức tối thiểu. Cây cối, khung tranh, đồ lưu niệm… không xuất hiện nhiều. Thay vào đó là phương châm: “Càng ít càng nhiều”.

Cầu thang và tay vịn thép đơn giản

Các kiến trúc sư thường thiết kế một căn phòng hai tầng (duplex), được kết nối bằng cầu thang thép đơn giản thay vì những cầu thang bằng gỗ sang trọng. Tay vịn cầu thang thường rất đơn giản và góc cạnh.