EN VI

TOP phong cách nội thất thịnh hành nhất hiện nay

Khi bước chân vào ngôi nhà mới, điều quan tâm đầu tiên chính là việc lựa chọn và trang trí nội thất. Chúng được xem là linh hồn khiến cho ngôi nhà trở nên bắt mắt và thu hút hơn. Tuy nhiên việc lựa chọn kiểu, màu sắc, chất liệu,… Và hơn hết kiểu thiết kế đó có phù hợp với ngân sách chỉ tiêu đưa ra hay không. Bài viết 11 phong cách thiết kế nội thất dưới đây sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan về từng đặc điểm của các phong cách hot nhất hiện nay.

1. Phong cách Tối giản Hiện đại (Minimalism)

Nghệ thuật của cái đẹp đến từ sự đơn giản nhất, đó cũng chính là một trong những triết lý của trường phái Minimalism: Đơn giản, tinh tế và tối ưu công năng. Đây là phong cách thiết kế nội thất mà được người dùng yêu thích nhất trong xã hội hiện nay bởi vừa đơn giản nhưng lại mang về sự tinh tế, hiện đại. Mặc dù bị tiết chế những chi tiết phụ song không gian vẫn cân đối, đường nét rõ ràng và đặc biệt đầy đủ các công năng sử dụng.Hạn chế sử dụng những màu sắc quá nổi bật, hoa tiết rườm rà mà thay vào đó là những tông màu nhẹ nhàng, hài hòa.

Màu trắng là màu lý tưởng cho phong cách này. Màu trắng sáng là tốt nhất, nhưng màu trắng ngà cũng là lựa chọn tốt. Bạn có thể thêm bất kỳ màu sắc nào cho căn phòng, nhưng nên sử dụng chỉ một màu sơn chủ đạo. Nếu bạn thích màu vàng, hãy chọn màu vàng,  hoặc xanh nước biển, hay màu đỏ. Màu nào tùy bạn, nhưng hãy chọn một màu duy nhất. Một bảng màu trung tính với màu be, xám và nâu nhạt cũng tạo nên cái nhìn tối giản, hãy thử lên màu cho ý tưởng của bạn đến khi bạn thấy vừa lòng với lựa chọn của mình.

2. Phong cách Tân cổ điển (Neoclassical)

Tân cổ điển chính là phong trào mới hướng đến sự đơn giản, thoải mái và cân đối trong từng đường nét thiết kế. Lược bớt những chi tiết rườm rà, đơn giản hoá với những chi tiết được tích hợp công năng sẽ khiến cho không gian của bạn luôn được tinh tế và nhẹ nhàng nhất có thể. Có thể nói đây là bước tiến cực kỳ quan trọng trong nền thiết kế trên toàn Thế Giới. Chính phong cách này đã dần lan ra và khiến cho nhiều người trên khắp cả nước hưởng ứng và tồn tại cho đến ngày nay

3. Phong cách Bắc Âu (Scandinavian)

Phong cách Scandinavian là phong cách đặc trưng của vùng Bắc Âu, gồm các quốc gia có lãnh thổ trải dài rộng lớn và có khi hậu khắc nghiệt như những Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển… Ở Việt Nam còn có một tên gọi đơn giản hơn dưới tên Phong cách nội thất Bắc Âu.

Phong cách nội thất Bắc Âu mang một nét rất riêng, cùng sự cân bằng giữa thẩm mỹ cùng các chức năng được tính toán kỹ lưỡng, tạo nên một không gian thoải mái, tràn ngập ánh sáng, thoáng mát, hòa hợp với thiên nhiên, đồng thời rất ấm cúng, thân thiện.

4. Phong cách Đông Dương (Indochine)

Đây là phong cách của sự giao thoa, kết tinh giữa 2 nước Pháp và Việt tạo ra một phong cách mới lạ, mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc.

5. Phong cách Á Đông (Asian Style)

Là phong cách thiết kế nội thất của sự giao thoa của nhiều nền văn hóa của các nước khu vực Á Đông trong suốt nhiều năm lịch sử. Phong cách này là sự kế thừa vẻ đẹp của truyền thống và hơn nữa, còn phát huy những tinh hoa văn hóa của thời hiện đại.

Lối thiết kế của phong cách này là sự pha trộn một cách hài hòa nét đặc trưng của nhiều nền văn hóa phương Đông. Trong đó, Á Đông trong thiết kế nội thất chứa đựng nét văn hóa nhiều nhất của Trung Hoa và Nhật Bản. Với bản chất đó, phong cách thiết kế nội thất Á Đông còn được phát triển để trở nên thực sự phù hợp với mỗi quốc gia. Cũng chính vì lý do này mà phong cách nội thất Á Đông không có bất cứ một khuôn mẫu cố định nào mà hoàn toàn linh hoạt. Tuy nhiên, phong cách Á Đông vẫn giữ được những nét đặc trưng và tiêu biểu riêng.

Mỗi phong cách trang trí nội thất đều có những yếu tố đại diện của riêng mình. Những ngôi nhà theo phong cách Á Đông thường có diện tích khiêm tốn hơn so với thiết kế phương Tây nhưng lại có đặc điểm là tinh tế và gần gũi với thiên nhiên. Đồ nội thất kiểu Á Đông thường đơn giản, mộc mạc, phổ biến và dễ tìm nhưng vẫn rất sang trọng và tinh tế bởi những chi tiết nhỏ như nước sơn, hoa văn, chạm khắc làm thủ công. Một chi tiết cũng không kém phần quan trọng trong phong cách Á Đông chính là việc sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Người phương Đông ưa chuộng sự tinh tế, thanh lịch, bởi vậy những đồ đạc trong không gian nội thất được sắp xếp hết sức gọn gàng, đơn giản. Thiết kế Á Đông đương đại không quá câu nệ theo một khuôn thước như trong quá khứ mà thay vào đó là cách tiếp cận tối giản, hướng đến sự toàn vẹn của từng đồ đạc, không gian và ánh sáng.

6. Phong cách Mộc mạc (Rustic)

Phong cách thiết kế nội thất này được ưa chuộng ở các khu nghỉ dưỡng, đồng quê yêu thích sự mộc mạc, chân chất… và được sử dụng bởi các nguyên liệu cũng rất mộc mạc như tre, nứa, gỗ…

Rustic là phong cách thiết kế nội thất tươi mới, mộc mạc, giản dị, tập trung nhấn mạnh vào vẻ đẹp tự nhiên.
Yếu tố chính cho một không gian mang phong cách rustic hiện đại là sự kết hợp của những đồ dùng hiện đại, những yếu tố kiến trúc bảo vệ thiên nhiên, gam màu đơn giản với những chiếc cửa sổ lớn mang theo ánh sáng thiên nhiên. Phong cách này có một sự tao nhã – sự thoải mái và cuộc sống hiện đại.

*Đặc điểm nhận dạng:
– Xà dầm gỗ thô: Vừa định hình không gian kiến trúc vừa cho thấy sự gắn kết với thiên nhiên trong nhà
– Các loại vải thiên nhiên đơn giản: Các loại vải từ sợi tự nhiên xù xì, hơi cũ như vải lanh, vải sợ, đay, vải gai, vải cotton, linen, len là chất liệu thể hiện tốt nhất đặc trưng của phong cách Rustic. Những chiếc thảm, khăn, bọc vải, chăn, rèm, khăn trải bàn không có hoa văn là sự lựa chọn tuyệt vời cho phong cách này.
– Những chiếc cửa sổ lớn: Giúp căn nhà tràn ngập ánh sáng và giao hoà với tự nhiên
– Sự tiện nghi và nội thất hiện đại: Đồ nội thất thông minh chính là những sản phẩm hoàn hảo cho phong cách này – những món đồ gỗ hoặc da thô chính là nguyên liệu vô cùng hoàn hảo.
– Màu sắc tự nhiên, dịu nhẹ (màu trắng, gỗ hoặc đá) mang đến sự mộc mạc tự nhiên cho ngôi nhà

7. Phong cách Retro Vintage

8. Phong cách Đương đại

Contemporary style là phong cách thường bị nhầm lẫn với phong cách thiết kế hiện đại. Tuy nhiên điểm có thể phân biệt được 2 yếu tố này chính nhờ vào những chăm chút trong các đường thẳng của các bản thiết kế hay việc sử dụng những gam màu táo bạo. 

9. Phong cách Eco

Eco là phong cách trang trí nhà theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường xanh, sạch. Như một khu nghỉ dưỡng tại nhà, sự kết hợp giữa nội thất xuất phát từ vật liệu tự nhiên, cùng với cách bố trí thêm cây cảnh, khiến cho căn nhà thật gần gũi và tạo ra cảm giác thư giãn, thanh tịnh cho gia chủ. 

Ưu điểm của phong cách Eco mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là sự thoải mái tuyệt đối cho người sử dụng, không gian xanh thân thiện với môi trường, bố trí đồ đạc đơn giản, không cầu kì,… mang lại cho con người những lợi ích to lớn về sức khỏe và tinh thần.

Với mục tiêu tạo ra bầu không khí ấm áp, gần gũi, nhẹ nhàng cho từng không gian nội thất, phong cách Eco đã gợi ý cho các kiến trúc sư khéo kết hợp các vật liệu tự nhiên, những hình dạng đơn giản, không quá chau chuốt và màu sắc giản dị. Bởi vậy, hầu hết những căn phòng trang trí theo phong cách Eco thường thông thoáng với nội thất khá tối giản giúp tạo bầu không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên, môi trường.

10. Công nghiệp – Industrial

Hiện đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam bởi nó không chỉ thể hiện được sự tự nhiên một cách táo bạo mà nó còn giúp cho không gian trở nên trang nhã, tinh tế hơn.

11. Phong cách chiết trung

Phong cách nội thất TỰ DO (ngẫu phối) là phong cách đại diện cho sự bình đẳng. Phong cách này không  tuân theo những luật lệ trước đó mà pha trộn kết hợp cái cũ với cái mới, giữa phương Đông và phương Tây, sự khoa trương và khiêm tốn, ồn ào và yên tĩnh. Phong cách này khuyến khích người sử dụng cùng tham gia đóng góp những yếu tố mà họ yêu thích. Đơn giản, phong cách này thể hiện “cái tôi” của mỗi người. 

Nói như vậy, đây không phải là một phong cách tự do. Bạn không thể bố trí một chút của mình, một chút của người khác vào trong phòng theo cách tùy hứng, trông căn phòng lúc này sẽ thực sự hỗn độn. Tự do trong thiết kế và cần đầu tư thời gian để sắp đặt là điểm hấp dẫn nhất của phong cách này nhưng cũng sẽ là khó khăn dành cho bạn.